Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị bệnh trĩ

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Cuộc sống hiện đại, với đặc điểm công việc ít đi lại chỉ ngồi ở văn phòng khiến nguy cơ bị bệnh trĩ tăng cao. Một khi bị mắc bệnh trĩ, nó sẽ gây không ít khó khăn trở ngại cho người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị bệnh trĩ? Bài viết của phòng khám sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát nhất. 


Trĩ – cái tên không còn xa lạ khi nhắc đến các bệnh lý về hậu môn nhưng không nhiều người biết đến nguyên nhân và tác hại mà bệnh trĩ mang lại. Bệnh nhân thường đi điều trị bệnh trĩ nội, ngoại khi bệnh đã chuyển biến phức tạp. Do đó, việc phát hiện sớm những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ của bệnh là một cách giúp người mắc bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh. 

Vì tâm lý e ngại, đặc biệt là phái nữ, bệnh nhân mắc trĩ thường đi khám và điều trị khi bệnh trĩ đã nặng, gây trở ngại đến công việc và sinh hoạt. Lúc này các phương pháp điều trị như uống thuốc, bôi thuốc không còn tác dụng mà phải áp dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị và dĩ nhiên cũng gây đau hơn. 

Những điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ phát triển: tư thế làm việc đứng/ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), làm việc áp lực nặng như khuân vác; tiền sử bị viêm đại tràng, gan, đái tháo đường hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. 


Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị bệnh trĩ


Ban đầu, bệnh trĩ thường có những biểu hiện không thường xuyên như: dính máu ở giấy vệ sinh, đau rát, ngứa ngáy hậu môn sau khi đi đại tiện nhưng thường được người bệnh bỏ qua vì nó cũng ít gây khó chịu hay trở ngại cho sinh hoạt. 

- Đau rát hậu môn: Dấu hiệu thường gặp và dễ bị người bệnh bỏ qua nhất. Sau khi đi đại tiện, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát hậu môn, đặc biệt là rất dễ bị đau rát khi kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy. Sau đó, cơn đau rát sẽ kéo dài thêm vài giờ, nếu nặng hơn hiện tượng này sẽ kéo dài âm ỉ, dai dẳng. 

- Đại tiện ra máu: Một dấu hiệu rõ ràng mà người mắc trĩ nào cũng gặp phải là đại tiện ra máu tươi. Ban đầu,hiện tượng máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân chỉ phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào. Kèm theo dấu hiệu này thường là triệu chứng táo bón. Dần dần mỗi lần đi đại tiện, bạn phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Tình trạng đại tiện ra máu cũng khác nhau ở mỗi người. Thậm chí ở một số người, chảy máu quá nhiều phải đi cấp cứu. Hiện tượng này còn xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh, ngồi xổm khi trĩ nội đến cấp độ 3 và 4. 

- Táo bón: Táo bón rất dễ gây ra các triệu chứng của bệnh trĩ. Như đã nói ở trên, dấu hiệu đi đại tiện ra máu thường đi kèm với táo bón. Do vậy, ở những người có tình trạng táo bón lâu ngày nên chú ý, có thể bạn đang có nguy cơ bị trĩ. 

- Sa búi trĩ: Khi có dấu hiệu này, bạn đã mắc bệnh trĩ mức độ nhẹ. Ban đầu búi trĩ có thể tự co lên được, lâu dần bạn sẽ phải tự tay nhét vào, khi đến cấp độ 4 trĩ sa xuống hoàn toàn không thể dùng tay nhét vào được nữa. Búi trĩ sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và gặp nhiều bất tiện khi đứng nhiều, lao động nặng nhọc, tập thể dục thể thao đặc biệt là khi đi vệ sinh. Lúc này, bạn sẽ phải nhờ đến phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ. 

- Các dấu hiệu khác: Người bệnh có thể bị chảy dịch nhầy ở hậu môn, ngứa hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy. Một số người có thể bị áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau rát khi đi ra ngoài hay ngồi nhiều. 

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ


Ngồi lâu một chỗ


Với những người làm công việc văn phòng hay lái xe, phải ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ thì những cơn đau trĩ mang lại vô cùng khó chịu. Những người trẻ hay sử dụng máy tính, xem ti vi, chơi điện tử cũng rất dễ mắc bệnh trĩ. Khi ngồi lâu một chỗ, áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng là rất lớn. 

Để tránh nguy cơ bị bệnh trĩ, bạn nên dành ra 5 phút đứng dậy đi lại sau mỗi 1 giờ làm việc. Những hoạt động đơn giản như đi lấy nước, đi vệ sinh, đi lên xuống cầu thang cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. 

Chế độ ăn uống gây hại


Thói quen ăn uống cũng là một tác nhân gây ra bệnh trĩ. Các món ăn cay nóng, thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn như rượu bia, sẽ dễ gây ra táo bón, tắc nghẽn xoang hậu môn dẫn đến chảy máu khi đi ngoài. Đó là các dấu hiệu của bệnh trĩ

Để phòng tránh, bạn nên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày. 

Đi vệ sinh chưa đúng cách


Thói quen đọc báo, chơi điện tử khi đi đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Những thói quen này khiến bạn phân tâm làm tăng gánh nặng hậu môn, rối loạn chức năng đường ruột, thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực hậu môn, về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ. 

Mắc bệnh táo bón kinh niên


Như đã nói ở trên, táo bón kinh niên niên không được điều trị dứt điểm trong một thời gian dài sẽ khiến cho các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi bạn đi ngoài. Các tĩnh mạch bị phình, giãn do áp lực gây nên trĩ. Bên cạnh đó, táo bón cũng gây nên viêm nhiễm, giãn cơ hậu môn do quá trình đại tiện khó khăn. 

Bệnh trĩ không phải là bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu tình trạng trở nên trầm trọng thì trĩ sẽ là một nỗi ám ảnh lớn với người bệnh. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Nếu để lâu, bệnh càng nặng thì thời gian điều trị càng lâu, phương pháp điều trị càng phức tạp và dễ tái phát. 

Do đó, để phòng bệnh “khó nói” này, Phòng khám đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp bạn: Bạn nên uống một ly nước vào buổi sáng, tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định (tốt nhất là vào buổi sáng). Tránh tập thể dục và lao động quá sức. Ăn đầy đủ các chất, đặc biệt là chú ý bổ sung chất xơ, giảm dùng đồ cay nóng và các chất có cồn. 
Share

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015 Chia sẻ kiến thức Online