Bệnh trĩ cấp độ nhẹ nên điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật?

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Bệnh trĩ cấp độ nhẹ nên điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật? Là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh gửi về cho chúng tôi. Nhằm giúp bệnh nhân có cái nhìn chính xác về vấn đề này bài viết dưới đây sẽ là chia sẻ của các chuyên gia như sau:


Hỏi: Chào bác sĩ, gần đây cơ thể tôi xuất hiện các dấu hiệu đi đại tiện ra máu, sa búi trĩ nhưng sau đó co lên được ngay, tôi nghi ngờ mình đang bị mắc trĩ cấp độ nhẹ vậy bác sĩ có thể cho tôi biết: Bệnh trĩ cấp độ nhẹ nên điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật được không ạ? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi, với câu hỏi của bạn các chuyên gia xin được trả lời như sau:

Bệnh trĩ cấp độ nhẹ nên điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật?


Bệnh trĩ là một bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và ước tính có khoảng nửa số dân nước ta đang mắc phải bệnh lý này. Trĩ có nhiều loại như: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Mội loại bệnh trĩ đều đem đến cho người bệnh những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung khi bị trĩ có thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: Chảy máu, đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày…

Với câu hỏi: Bệnh trĩ cấp độ nhẹ nên điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật? Các chuyên gia cho biết:

Trước khi áp dụng điều trị trĩ bằng thuốc hay phẫu thuật, người bệnh nên xác định rõ mình đang mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nào.


- Trĩ độ 1: Mới hình thành, không gây đau đớn, chảy máu.

- Trĩ độ 2: Xuất hiện hiện tượng sa búi trĩ, sau đó có lên được.

- Trĩ độ 3: Tiếp tục bị sa búi trĩ nhưng khó co lên, cần có sự hỗ trợ của tay.

- Trĩ độ 4: Búi trĩ sa xuống và không co lên được, gây viêm nhiễm, khó chịu.

Vậy cụ thể bệnh trĩ cấp độ nhẹ là như thế nào? Trĩ cấp độ nhẹ được hiểu là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Lúc này các búi trĩ mới được hình thành và chưa bị viêm nhiễm hay biến chứng nguy hiểm. Bệnh chỉ biểu hiện ra bên ngoài với các dấu hiệu chủ yếu như: Bị thấm một ít máu tươi vào giấy vệ sinh hoặc phân dính máu, có thể gây đau hoặc không đau, đại tiện khó… Nếu phát hiện và điều trị trĩ vào giai đoạn này người bệnh hoàn toàn có chữa trị bệnh trĩ triệt để.

Sau quá trình xác định tình trạng bệnh sẽ là lựa chọn phương pháp điều trị trĩ phù hợp. Với trường hợp mắc trĩ cấp độ nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc chứ chưa nhất thiết phải sử dụng đến các biện pháp phẫu thuật.

Thuốc điều trị bệnh trĩ khá đa dạng, nhưng hai loại thuốc được đa số bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là thuốc đông y và thuốc tây y:

- Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tây y: Đây là phương pháp có tác dụng bảo vệ thành mạch hậu môn, kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm các triệu chứng của bệnh… Tùy vào từng mức độ và tình trạng sức khỏe của người mắc mà bác sĩ sẽ kê đơn, sử dụng loại thuốc phù hợp. Một số dạng thuốc tây y như: thuốc tiêm, thuốc bôi, thuốc uống….

- Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc đông y: Đây cũng là liệu pháp khá hiệu quả với trường hợp mắc trĩ cấp độ nhẹ. Thành phần chính của thuốc đều được chọn lọc chủ yếu từ các dược liệu thiên nhiên như: Táo đỏ, hoàng kỳ, hoa hòe… Công dụng của nó là bổ tỳ, tăng sức đề kháng, điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh. Theo một nghiên cứu chưa đầy đủ liệu pháp này có khả năng chữa khỏi bệnh lên đến 90 - 95% trên tổng số ca mắc trĩ cấp độ nhẹ.

Tuy nhiên, có một số lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh trĩ mà người bệnh cần nắm rõ như sau:

- Thuốc chỉ áp dụng với trường hợp trĩ nhẹ, chảy máu ít, chưa viêm nhiễm.

- Khi sử dụng thuốc không được tự ý thay đổi liệu trình hay bỏ dở khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

- Tái khám thường xuyên sau quá trình điều trị, để tránh bệnh có thể bộc phát trở lại.

- Ăn uống điều độ, bổ sung nhiều chất xơ và uống đầy đủ nước.

- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, đi đại tiện đều đặn hàng ngày…

Với trường hợp của bạn, chúng tôi nghi ngờ bạn có thể đang bị mắc trĩ độ 2, tuy nhiên để chính xác hóa kết quả và bổ trợ cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa, bạn nên đến các phòng khám trĩ để được tư vấn và chữa bệnh.

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ về: Bệnh trĩ cấp độ nhẹ nên điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật? Mong rằng sẽ giúp người bệnh có thêm thông tin để góp phần vào công tác đẩy lùi bệnh trĩ.

Share

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015 Chia sẻ kiến thức Online