Nứt kẽ hậu môn và những nguyên nhân không ngờ đến

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có vết rách hoặc vết nứt ở hậu môn, trong lớp lót của ống hậu môn. Nứt kẽ hậu môn là một nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng máu tươi trong phân và dính trên giấy vệ sinh. Bệnh nhân thường cảm thấy đau trong và sau khi đi cầu. Mặc dù hầu hết các vết nứt hậu môn đều có kích thước dưới 1 cm, nhưng bệnh nứt kẽ hậu môn thường mang lại cho người bệnh cảm giác không thoải mái và đau đớn, vì hậu môn là bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ “tiết lộ” cho bạn những nguyên nhân không ngờ đến của bệnh nứt kẽ hậu môn. 

Bệnh nứt kẽ hậu môn thường phổ biến ở người trung tuổi và chiếm tỷ lệ lớn là nam giới. Biến chứng của nứt kẽ hậu môn nếu không được chữa trĩ kịp thời là các bệnh apxe hậu môn hoặc rò hậu môn.


Các dấu hiệu và triệu chứng của nứt kẽ hậu môn


- Đau khi đi đại tiện: Trong khi đi đại tiện, cơn đau sẽ rất sắc nét, và sau đó người bệnh sẽ có cảm giác đau rát. Sợ đau có thể là lý do khiến một số bệnh nhân nhịn đi vệ sinh, làm tăng nguy cơ táo bón. 

Thật không may, càng trì hoãn đi đại tiện, người bệnh có thể sẽ làm tăng cơn đau và bị nứt kẽ hậu môn nhiều hơn vì phân sẽ khó ra và có kích cỡ lớn. Một số người có thể bị đau dữ dội khi tự làm sạch bằng giấy vệ sinh. 

- Đại tiện ra máu tươi: máu tươi ở trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Ở trẻ sơ sinh, các vết nứt ở hậu môn thường gây chảy máu. 

- Ngứa ngáy khó chịu: người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác ngứa ở khu vực hậu môn. 

- Đi tiểu khó - khó chịu khi đi tiểu nhưng trường hợp này rất hiếm gặp. Một số bệnh nhân lại có triệu chứng đi tiểu nhiều lần. 

Xem thêm:




Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn 


Nhiều người thường chủ quan với tình trạng táo bón hay tiêu chảy, vì nghĩ nó chỉ là phản ứng nhất thời của cơ thể vì ăn uống không điều độ thiếu chất xơ, thiếu vệ sinh. Nhưng táo bón và tiêu chảy là một trong những “thủ phạm giấu mặt” gây nên bệnh nứt kẽ hậu môn. 

Táo bón - phân lớn và cứng có nhiều khả năng gây tổn thương ở vùng hậu môn trong quá trình chuyển động ruột đi qua các mô mềm và nhỏ hơn. Người bệnh sẽ mất nhiều thời gian để rặn và đẩy phân ra bên ngoài. Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên, không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi mà còn có thể dẫn đến bệnh trĩ. 

Tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy thường xuyên, khi đi đại tiện trong phân sẽ có máu và mủ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tiêu chảy loại này là bệnh viêm đường ruột hoặc viêm loét đại tràng. Tiêu chảy thường xuyên có thể gián tiếp tạo điều kiện cho bệnh nứt kẽ hậu môn phát triển. 

Ngoài hai nguyên nhân trên, dưới đây là những tác nhân không ngờ đến gây nứt kẽ hậu môn 

Mang thai và sinh đẻ: Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn vào giai đoạn cuối thai kỳ. Màng hậu môn cũng có thể bị rách trong khi sinh. 

Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn: Ống hậu môn là nơi tập trung nhiều tĩnh mạch và dây thần kinh xúc cảm. Khi có vật lạ tiếp xúc với khu vực hậu môn sẽ khiến ống hậu môn bị tổn thương gây ra các vết rách và viêm loét. Nguyên nhân này thường hay gặp ở các cặp đôi đồng tính. 

Các bệnh khác: Một số căn bệnh như viêm loét đại tràng loét và các bệnh viêm ruột khác có thể hình thành vết loét ở khu vực hậu môn. 


Nứt kẽ hậu môn: Ai có nguy cơ? 


Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi không kể giới tính. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu trực tràng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số trẻ em có dấu hiệu máu tươi dính trong phân và giấy vệ sinh. 

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi mà không cần điều trị hoặc phẫu thuật. Các vết nứt sẽ lành lại trong vòng 2-3 tuần khi bạn thay đổi chế độ ăn bổ sung nhiều chất xơ. Các loại kem đặc trị, gel bôi và thuốc nhuận tràng có thể giúp ích trong việc điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn. Một số người có thể gặp vấn đề mãn tính nếu tổn thương không lành lại kể cả khi đã được điều trị. Bạn sẽ phải tìm đến phương pháp phẫu thuật nếu triệu chứng không giảm. Tuy nhiên, chỉ có 20% bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn cần phải phẫu thuật. 

Chẩn đoán nứt kẽ hậu môn 


Bác sĩ sẽ chẩn đoán nứt hậu môn sau khi khám vùng hậu môn. 

Khám trực tràng 


Khám trực tràng là quá trình đưa một ngón tay hoặc dụng cụ nhỏ vào trực tràng. Thông thường, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê trước khi khám để tránh gây đau đớn cho người bệnh. 

Phẫu thuật nội soi 


Bác sĩ dùng một ống soi mềm, đường kính tầm 1 cm luồn vào kiểm tra bên trong hậu môn và trực tràng. Thường phương pháp này áp dụng cho bệnh nhận dưới 50 tuổi không có nguy cơ bị bệnh lí ruột non hay ung thư đại tràng. 

Phòng tránh nứt kẽ hậu môn 


Sau đây là những lời khuyên của các chuyên gia y tế để ngăn ngừa vết nứt hậu môn: 

- Có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều chất xơ. Hãy đảm bảo bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, điều này sẽ giúp chống táo bón. 

- Đừng trì hoãn việc đi vệ sinh: khi bạn nhịn đi đại tiện, phân có thể trở nên lớn hơn và khi đi qua hậu môn chúng sẽ khiến các tĩnh mạch ở hậu môn giãn nỡ quá mức – tiền đề của bệnh trĩ. 

- Tránh các loại thực phẩm khó tiêu hóa như: các đồ cay nóng, đồ uống có cồn như rượu bia. 

- Vệ sinh hậu môn và vùng kín sau khi đi vệ sinh. Các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng khăn ướt hoặc miếng bông, hạn chế dùng giấy vệ sinh thô cứng tránh làm tổn thương hậu môn. 

- Tập thể dục đều đặn có thể giảm nguy cơ táo bón, kéo theo giảm được nguy cơ nứt kẽ hậu môn. Nên uống nước trước và sau khi luyện tập. 

- Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế căng thẳng – cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ táo bón. 

- Đối với trẻ sơ sinh, thường xuyên thay tã lót có thể giảm nguy cơ nứt kẽ hậu môn cho trẻ. 
Share

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015 Chia sẻ kiến thức Online