Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Nhiều khi người lớn hay chủ quan nghĩ rằng: Nứt kẽ hậu môn là bệnh chỉ gặp ở người lớn, còn trẻ em thì không. Tuy nhiên, theo thống kê thì những năm gần đây số trẻ em bị nứt kẽ hậu môn ngày càng gia tăng. Lý do là vì chế độ ăn uống thất thường của bé hoặc cha mẹ chiều theo sở thích ăn của con dẫn đến táo bón kéo dài và lâu dần sẽ hình thành nứt kẽ hậu môn. Vì thế mà hiện nay bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ đang trở thành nỗi lo lắng của các bà mẹ.


Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ


Khái niệm nứt kẽ hậu môn


Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn, thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng.

Một số trường hợp trẻ bị nứt kẽ hậu môn lành tính thì có thể khỏi và không cần điều trị, tuy nhiên có rất nhiều bé bị nứt kẽ hậu môn mãn tính và phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật

Triệu chứng nứt kẽ hậu ở trẻ nhỏ


Triệu chứng nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ thường xuất hiện những triệu chứng điển hình như:

Đau rát hậu môn mỗi lần đi đại tiện: Bạn thấy bé thường sợ hãi mỗi lần đi đại tiện, thậm chí có bé còn khóc toáng lên sợ hãi khi phải đi ngoài. Đó là do bé bị đau rát lúc đi tiêu, dẫn đến tình trạng bé rất sợ đi tiêu

Táo bón lâu ngày: Táo bón khiến khối phân của bé to và rắn hơn bình thường, chính vì thế lúc đi tiêu bé thường phải cố gắng rặn để đẩy phân ra ngoài, nhiều lần dẫn đến đau rát hậu môn. Bé càng sợ đi ngoài thì tình trạng táo bón càng nặng hơn.

Thấy máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh

Có thể có mẩu da thừa xuất hiện ở vùng nứt do bị kích ứng da

Ngoài ra, bạn còn thấy bé có hiện tượng ngứa ngáy hậu, bằng chứng là bé hay đưa tay xuống khu vực hậu môn và gãi.

Những triệu chứng nứt kẽ hậu môn ở trẻ rất dễ nhầm lẫn với benh tri. Vì thế, khi thấy bé có những biểu hiện bất thường ở hậu môn như vậy thì bạn nên đưa bé đi thăm khám, kịp thời phát hiện nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Biến chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ


Nứt hậu môn ở trẻ nhỏ mặc dù ít gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng lại khiến bé đau đớn, khó chịu và quấy khóc nhiều. Nếu như vết nứt hậu môn ở trẻ không tự lành được thì nó sẽ trở thành mãn tính, kéo dài lâu ngày, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cả về thể chất lẫn tinh thần nên các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý.

Có trường hợp nứt kẽ hậu môn ở trẻ tự khỏi được nhưng sau đó lại tái phát rất nhanh chóng vì không được điều trị triệt để, khi bệnh tái phát trở lại thì sẽ trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn.

Nứt kẽ hậu môn có thể xâm nhập vào cơ vòng hậu môn trong, cơ vòng này có tác dụng giữ cho hậu môn đóng kín, trừ lúc đang đi tiêu. Vết nứt kẽ hậu môn sẽ khiến cho cơ co thắt, khiến vết rách rộng hơn và rất khó lành lại. Vết nứt không lành lại được tất nhiên sẽ gây khó chịu cho bé.

Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ


Khi nứt kẽ hậu môn ở trẻ mãi không lành lại, vết nứt có xu hướng lan rộng ăn sâu hơn khiến bé đau đớn nhiều, quấy khóc và chảy nhiều máu thì bắt buộc bạn phải đưa bé đi khám để bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời

Điều trị nứt kẽ hậu môn cho trẻ nhỏ không cần phẫu thuật


Sau khi bạn đã áp dụng các biện pháp như ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, dùng thuốc nhuận tràng hoặc dùng dung dịch thụt hậu môn mà vẫn không có hiệu quả thì bác sĩ có thể tư vấn cho bạn điều trị nứt kẽ hậu môn cho bé bằng các biện pháp sau đây:

- Kem hoặc thuốc nhét hậu môn: Có tác dụng làm giãn các cơ hậu môn, làm mềm hậu môn, giúp bé giảm đau rát và khó chịu, ngăn ngừa viêm nhiễm và ngứa ngáy cho bé.

- Thuốc nhỏ hậu môn: Thuốc này phải có sự chỉ định của bác sĩ, bạn tuyệt đối không được ra hiệu thuốc mua thuốc về sử dụng cho bé. Thuốc nhỏ hậu môn này có thể gây tác dụng phụ ban đầu nhưng sau đó nó sẽ làm hậu môn giãn nở, làm mềm phân, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Điều trị nứt kẽ hậu môn cho bé bằng phương pháp phẫu thuật


Ở trường hợp nặng nhất, khi bạn đã áp dụng tất cả những biện pháp nêu trên mà vẫn không cho hiệu quả thì bác sĩ phải áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt một phần cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và giảm đau cho bé, phẫu thuật có thể bao gồm cắt bỏ cả vết nứt hậu môn lẫn những mô sợ xơ xung quanh.

Điều trị nứt kẽ hậu môn cho bé bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bé thì mới có hiệu quả tuyệt đối. Các mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Cho bé ăn tăng cường rau xanh, uống thêm nước, nếu bé đang sử dụng sữa công thức thì nên pha loãng sữa công thức hơn mức bình thường.

- Tập cho bé thói quen đi ngoài, không để bé ngồi quá lâu trong bô hoặc nhà vệ sinh

- Luyện cho bé thói quen đi tiêu nhanh chóng, tránh trường hợp vừa đi tiêu, vừa nghịch đồ chơi

- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho bé bằng nước muối ấm loãng, hạn chế đóng bỉm nếu không cần thiết, mặc đồ thoáng mát và rộng rãi cho bé để bé dễ chịu.

Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ nhất là khi bệnh chuyển sang thể mãn tính. Các mẹ nên hỗ trợ cho bé để phòng ngừa hiệu quả bệnh nứt kẽ hậu môn.

Share

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015 Chia sẻ kiến thức Online