Bệnh trĩ ngoại là do tĩnh mạch hậu môn sưng phồng, nằm phía dưới đường lược, hình thành các khối tròn hoặc hình bầu dục ở lề hậu môn. Hậu môn phải chịu tổn thương do viêm nhiễm gây nên trĩ ngoại khiến người bệnh có cảm giác nóng rát khó chịu. Người bệnh thường có tâm lý chủ quan vì ban đầu, trĩ ngoại không gây ra khó khăn gì, nhưng lâu dần bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn. Đến khi không thể sống chung với bệnh, người mắc mới tìm cách chữa bệnh trĩ ngoại. Phòng khám sẽ mang đến những cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.
Theo các chuyên gia y học, benh tri ngoai dễ phát hiện và điều trị hơn trĩ nội vì búi trĩ nằm ở vị trí ngoài hậu môn nên bệnh nhân có thể dễ dàng nhìn thấy búi trĩ. Hai triệu chứng dễ thấy nhất khi bệnh trĩ ngoại bắt đầu hình thành là chảy máu và sa búi trĩ.
Chảy máu là triệu chứng xuất hiện sớm nhất: khi đi đại tiện, người bệnh sẽ thấy xuất hiện tia máu ở giấy vệ sinh sau khi chùi, hoặc phân có dính những tia máu nhỏ.Cấp độ chảy máu sẽ tăng dần thành từng giọt, mỗi lần đi lại nhiều, ngồi xổm thì máu lại chảy. Thậm chí, nhiều người bệnh xảy ra tình trạng thiếu máu ngất đột ngột cực kỳ nguy hiểm.
Sa búi trĩ xảy ra sau một thời gian đi đại tiện kèm máu. Lúc đầu, búi trĩ sẽ tự thụt vào trong nhưng càng lâu về sau người bệnh sẽ phải dùng tay nhét vào. Kết quả cuối cùng là búi trĩ đó sẽ nằm bên ngoài hậu môn.
Các dấu hiệu đi kèm 2 triệu chứng trên là ngứa, nóng rát quanh lỗ hậu môn nhưng không gây đau.
Các phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại dứt điểm
Chữa trĩ ngoại tại nhà
Với đặc điểm của bệnh trĩ ngoại là không gây đau, ít gây nguy hại đến sức khỏe nên nhiều người thường áp dụng phương pháp chữa trĩ ngoại ở nhà với thuốc Đông y.
Bài thuốc được nhiều người ưa chuộng là một số thực phẩm như: diếp cá, củ ấu, cây thiên lý cùng nhiều loại thảo dược khác.
· Rau diếp cá: Theo như dân gian, rau diếp cá chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Cách dùng: có thể ăn như một loại rau, xay lá lấy nước uống, hoặc giã nát rồi đắp vào búi trĩ và băng lại.
· Củ ấu: Vỏ cử ấu đem đi đốt tồn tính, sau đó tán thành bột, trộn đều hỗn hợp với dầu dừa hoặc dầu mè theo tỉ lệ 2:1(2 thìa café vỏ củ ấu và 1 thìa café dầu dừa). Dùng hỗn hợp bôi hoặc đắp lên búi trĩ, ngày 3-4 lần.
· Cây thiên lý: Lấy lá thiên lý giã nát rồi trộn đều với muối tinh. Lấy hỗn hợp hòa với nước rồi đun sôi, sau đó để nguội rồi lọc qua tấm vải màn. Lấy nước đã lọc thoa hoặc thấm vào bông gạc rồi đắp vào búi trĩ. Lá thiên lý có tác dụng giảm sưng tấy và đau rát hậu môn và giúp làm lành các vết thương trĩ lở loét.
· Xông lá: Chọn những loại lá có tính mát và sát khuẩn cao gồm lá cúc tần, ngải cứu, lá cỏ ong, lá sung, lá cây nghệ vào nồi nước bồ kết. Đun sôi rồi xông hậu môn sẽ giúp hậu môn giảm đau rát, ngứa ngáy.
Người bệnh áp dụng bài thuốc có sẵn trong dân gian được ông cha truyền lại. Cách chữa trĩ ngoại tại nhà bằng thuốc Đông y được đánh giá là đem lại hiệu quả, an toàn với chi phí thấp. Tuy vậy, cách này chỉ có tác dụng với bệnh ở thời kỳ đầu.
Kết hợp với bài thuốc dân gian, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ sinh hoạt để bệnh được điều trị một cách hiệu quả nhất
· Chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau hoa quả để cung cấp chất xơ cho cơ thể, uống nhiều nước. Tránh các đồ ăn có vị cay nóng như ớt, tỏi, tiêu.
· Đi vệ sinh: tập thói quen đi vệ sinh đều đặn hàng ngày (thời điểm thích hợp nhất là buổi sáng sau khi thức dậy), không rặn quá nhiều khi đi đại tiện tránh tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
· Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi lần đại tiện xong: sau khi dùng giấy lau nên rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm.
· Chườm đá vào vùng hậu môn khoảng 10 phút để giảm đau và sưng tấy hậu môn. Để đạt được hiệu quả bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày và đắp khăn ấm sau mỗi lần chườm
· Nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ sẽ giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch trĩ, bớt sưng tấy hậu môn
· Khi ở nhà, bạn nên mặc quần áo thoáng mát rộng rãi, tránh cho búi trĩ tiếp xúc và cọ xát với quần áo.
Tham khảo thêm:
- Cách phòng ngừa bệnh trĩ bạn nên biết
Chữa trĩ ngoại bằng phẫu thuật
Với những tiến bộ trong y học hiện đại, bệnh trĩ ngoại có thể loại bỏ dễ dàng chỉ bằng tiểu phẫu nhỏ.
· Cắt từng búi trĩ: Bác sỹ sẽ tách từng búi trĩ riêng biệt để loại bỏ. Có 2 kiểu cắt là cắt trĩ kín và cắt trĩ hở.
· Longo: Đây là phương pháp cắt búi trĩ sau đó khâu vòng hậu môn để giảm đi kích thước của chúng giúp tiêu búi trĩ nhanh chóng.
· HCPT: Đông cứng các búi trĩ dựa theo nguyên tắc Nhiệt Nội Sinh rồi dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ.
Phương pháp chữa trị bằng phẫu thuật này chỉ áp dụng cho trĩ ngoại đã phát triển đến giai đoạn cuối.
Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ
Với phương pháp này, cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ để sử dụng đúng cách và an toàn, không nên dùng bừa bãi. Đặc điểm của thuốc Tây y là tác dụng nhanh chóng nhưng không thể giúp điều trị dứt điểm bệnh trĩ.
Tùy theo tình trạng của trĩ ngoại, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt trong hậu môn. Thuốc uống có tác dụng tăng tính đàn hồi, làm bền vững thành mạch, giảm sưng, cầm máu với các búi trĩ. Thuốc bôi và thuốc đặt thường sẽ để điều trị bệnh trĩ ngoại mức độ nặng hơn nhưng cũng chí giúp giảm bớt triệu chứng chứ không thể điều trị triệt để.
Một số loại thuốc cũng được dùng kết hợp là thuốc gây tê giảm đau do trĩ, thuốc kháng sinh tiêu viêm, thuốc giảm ngứa hậu môn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét