Nhận biết các cấp độ của bệnh trĩ là cơ sở quan trọng để xác định phương pháp điều trị. Để biết được các cấp độ của bệnh trĩ, bạn có thể cảm nhận bằng tay, cảm nhận sự thay đổi của cơ thể, soi qua gương... Nhưng quan trọng nhất là bạn phải đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được xác định chính xác nhất mức độ bệnh cũng như được tư vấn cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất.
Các cấp độ của bệnh trĩ
Có 3 loại bệnh trĩ phổ biến đó là: Bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại, bệnh trĩ hỗn hợp. Cụ thể từng loại như sau:
Trĩ nội
Đặc điểm của bệnh trĩ nội thường là:
- Búi trĩ xuất phát ở bên trên đường lược, trong lòng ống hậu môn
- Có bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Không có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng như chảy máu, sa nghẹt, viêm da quanh hậu môn
Trĩ nội được phân thành 4 cấp độ, theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Các cấp độ của bệnh trĩ nội như sau:
- Trĩ nội độ 1: Bệnh trĩ mới hình thành, triệu chứng chảy máu là chính
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ xuất hiện và sa ra ngoài lúc bạn đi cầu, sau đó tự co lên được. Nếu không chú ý thì bệnh nhân sẽ không thể phát hiện ra ngay được.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn, không tự co lên được nữa mà bạn phải dùng tay đẩy lên.
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ hầu như thường trực ở hậu môn, không thể co lên được nữa mặc dù bạn có dùng tay đẩy lên.
Trĩ ngoại
Các đặc điểm nổi bật của trĩ ngoại đó là:
- Xuất phát bên dưới đường lược, luôn ở bên ngoài, ở rìa hậu môn, bờ hậu môn...
- Có bề mặt là lớp biểu mô lát tầng
- Có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng như đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.
Những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ ngoại thường là phụ nữ mang thai, sau sinh, người có công việc ngồi lâu, đứng nhiều. Búi trĩ thường có màu đỏ sậm, bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài, bệnh nhân sẽ dễ dàng nhìn thấy được.
Bệnh trĩ ngoại không phân độ, nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn giữa trĩ nội và trĩ ngoại vì cho rằng trĩ ngoại cũng phân độ nhưng thực chất trĩ ngoại chỉ tăng kích thước và gây biến chứng.
Trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là dạng tổng hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ ngoại và trĩ nội sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Đặc biệt, búi trĩ nội khi đã sa tới độ 3 thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
Đặc điểm của trĩ hỗn hợp đó là:
- Búi trĩ gồm phần trên màu đỏ tươi và ướt, phần dưới đỏ sẫm và khô, giữa có rãnh tương ứng với đường lược. Trĩ hỗn hợp được xem như biểu hiện muộn của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu không điều trị bệnh trĩ hỗn hợp thì các búi trĩ dễ dàng liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng (Tuy nhiên trường hợp này ít khi xảy ra vì trĩ hỗn hợp là biểu hiện muộn của bệnh trĩ nên hầu hết bệnh nhân đều không thể chịu được sự đau đớn, cũng như sự khó chịu do búi trĩ gây ra nên thường có động thái điều trị tích cực hơn cho đến khi bệnh thuyên giảm hoặc được khống chế hoàn toàn)
Không giống như trĩ nội phân chia thành các cấp độ hay chỉ ngoại phát triển tăng nặng thêm thì trĩ hỗn hợp lại được phân loại dựa vào múi trĩ và kích thước của từng múi. Ví dụ như một múi, hai múi...
Dựa vào cấp độ của bệnh trĩ, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị khác nhau phù hợp với từng mức độ để cho hiệu quả triệt để nhất. Phần lớn, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường thăm khám muộn và điều trị bệnh trĩ khi bệnh đã ở giai đoạn nặng vì tâm lý e ngại hoặc không nhận ra những dấu hiệu của bệnh trĩ ngay từ giai đoạn đầu. Chính vì thế, việc điều trị thường khó khăn hơn rất nhiều. Chuyên gia khuyến cáo: Ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh trĩ, bạn nên đi thăm khám sớm để việc điều trị có hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét